Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc theo ngành

Giai đoạn đầu, Hàn Quốc chú trọng nhiều tới lĩnh vực đầu tư công nghiệp nhẹ như may mặc, giày dép balô, túi sách,và công nghiệp chế biến lâm, hải sản bởi vì các lĩnh vực này vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhân công rẻ. Song sau năm 1994 cho đến nay Hàn Quốc đã tiến tới đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Hướng tăng trưởng này rất phù hợp với phát triển kinh tế Việt Nam. Nhìn vào bảng Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam thì có thể thấy rằng tính đến tận tháng 4 năm 2008, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp như lắp ráp ô tô, thép, cơ khí, điện tử, giày dép, dệt may và xây dựng với 1 472 dự án, tổng số vốn đăng ký lên tới hơn 8,5 tỷ USD và đồng thời vốn thực hiện cũng đạt ở mức cao là hơn 2,2 tỷ. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ với 340 dự án (chiếm tới 17.87% về số dự án). Trong đó thì riêng lĩnh vực bất động sản chiếm tới hơn 40 dự án (chiếm 13,49% về số dự án của cả ngành dịch vụ). Ngành nông lâm ngư nghiệp thu hút được ít sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc hơn tuy có tới 91 dự án nhưng tổng vốn đầu tư chỉ đạt gần 162 triệu USD chỉ chiếm 1,1% so với tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Như vậy trong cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam thì Hàn Quốc đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp kế đến là ngành dịch vụ. Nếu thu hút được ít sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc hơn tuy có tới 91 dự án nhưng tổng vốn đầu tư chỉ đạt gần 162 triệu USD chỉ chiếm 1,1% so với tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Như vậy trong cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam thì Hàn Quốc đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp kế đến là ngành dịch vụ. Nếu so sánh về số dự án đầu tư thì ngành công nghiệp thu hút được gấp hơn 4 lần số dự án mà ngành dịch vụ thu hút được. Tuy nhiên về số vốn đăng ký cho hai ngành này chênh lệch nhau khoảng 2,5 tỷ USD ngành công nghiệp thu hút được 8,5 tỷ USD thì ngành dịch vụ cũng theo ngay sau là 6 tỷ USD.

Tuy nhiên thì tốc độ giải ngân của ngành công nghiệp nhanh chóng hơn và nhiều hơn rất nhiều ngành dịch vụ. Bởi căn cứ vào số liệu của bảng trên cho thấy tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký của ngành công nghiệp là xấp xỉ 26,4% còn tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký của ngành dịch vụ là chưa đến 7,2%. Có thể thấy rằng mức giải ngân vốn trong ngành dịch vụ còn ít, dự báo rằng trong những năm tới tiền thực chất đổ vào lĩnh vực dịch vụ sẽ tăng mạnh. Bất động sản nằm trong lĩnh vực dịch vụ. BĐS hiện vẫn đang rất thu hút các nhà đầu tư ngoại, và nhiều triển vọng còn tiếp tục tăng.

Share

Recent Posts

Explore potential: Lease factory in Vietnam

Vietnam, with its prime geographical location and developed industrial investment situation, is becoming an attractive…

2 months ago

Vì sao nhà xưởng công nghiệp lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng?

Nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế và…

2 months ago

Khám phá 3 điểm nổi bật của nhà kho xây sẵn GNP Nam Đình Vũ ở Hải Phòng

Trung tâm công nghiệp GNP Nam Đình Vũ được thực hiện bởi Gaw NP Industrial…

2 months ago

Phân biệt giữa mua xe Toyota cũ trả góp và xe Toyota mới trả góp

Nhu cầu trả góp xe hơi ngày càng tăng cao bởi sự tiện dụng mà…

4 months ago

Ưu đãi thuế Khu Công nghệ cao TPHCM: Tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp

Khu Công nghệ cao (KCNC) TPHCM là một trong ba khu công nghệ cao quốc…

4 months ago

Tiềm năng nào cho doanh nghiệp khi chọn đầu tư tại Tech Hub Thành phố Thủ Đức

Trong thời kỳ phát triển công nghệ nhanh chóng, việc đầu tư vào các trung…

4 months ago