Tác động tới thị trường tài chính thế giới
Thị trường tài chính thế giới cũng chao đảo do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ. Người dân lo sợ về các khoản lỗ của ngân hàng trên thị trường bất động sản Mỹ nên đua nhau đi rút tiền, đặt các ngân hàng đứng trước những tình thế cấp bách. Các định chế tín dụng xác nhận các khoản lỗ đã lên tới 295 tỷ USD và 10% trong số tổn thất đó là của các ngân hàng Đức. Tuy nhiên, IMF lại dự báo rằng tổn thất có thể lên tới 945 tỷ USD. Tại Đức, hầu hết các ngân hàng đều đã thừa nhận những tổn thất do đầu tư vào thị trường Mỹ. Ngân hàng phát triển Đức đã công bố khoản lỗ 6,18 tỷ Euro trong năm tài chính 2007. Ngân hàng lớn nhất nước Đức Deustche Bank cũng thừa nhận mất 2,5 tỷ Euro trong quý 1/2008. Tại Nhật, lợi nhuận của 6 ngân hàng lớn nhất đã sụt giảm hơn 40% trong năm tài chính vừa kết thúc vào tháng 3/2008 do những thua lỗ tại thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ. Lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm chỉ còn 1,500 tỷ Yên so với 2,800 tỷ Yên một năm trước. Tại ThuySĩ, ngân hàng UBS đã phải chịu khoản lỗ lên tới 37 tỷ USD. UBS đã thay gần như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo. Tại Trung Quốc, ngân hàng Trung Quốc BOC đã phải để ra một khoản 1 tỷ 295 triệu
USD để bù vào khoản đầu tư ở thị trường thứ cấp Mỹ khoảng 282 triệu USD
dự phòng cho chi phí đầu tư liên quan.[22]. Ngân hàng châu Âu ECB đã liên tục bơm tiền vào thị trường nhằm ổn định tâm lý của nhà đầu tư sau những thiệt hại của cơn bão tín dụng bất động sản tại Mỹ, với 130 tỷ Euro giữa tháng 12/2007 và khoảng 75 tỷ Euro trong 3 tháng đầu năm 2008, và dự kiến sẽ
bơm thêm 150 tỷ Euro trong thời gian tới. [23]
Cuộc khủng hoảng thứ cấp đã tác động mạnh đến thị trường chứng
khoán thế giới với 5 nghìn tỷ USD đã bị quét khỏi thị trường chỉ trong 3 tuần đầu tháng 1 năm 2008. Việc FED liên tục cắt giảm lãi suất xuống mức 2,25 % và bơm 260 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng dường như vẫn chưa cải thiện được tình hình. Thị trường chứng khoán thế giới ngày 31/3/2008 vẫn rất ảm đạm với sự sụt giảm ở hầu hết các thị trường. Trong đó, mức giảm lớn nhất là ở thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 294, 93 điểm, tương đương 2,3 %. Chỉ số HangSheng của thị trường HongKong cũng giảm 436,75 điểm, tương đương 1,88%. Mức sụt giảm thấp hơn cũng diễn ra ở một loạt các thị trường lớn trên thế giới như chỉ số S&P 500 của thị trường New York giảm 0,8%. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,43%. Chỉ số DAX C40 của Đức giảm 1,46%.
*Nhận xét: Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản Mỹ, mà
nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng trên thị trường nhà ở thứ cấp đã để lại hậu quả hết sức nặng nề với sự sụp đổ của hệ thống cho vay thế chấp dưới chuẩn trên toàn nước Mỹ, các ngân hàng thì chao đảo với lượng nợ xấu khổng lồ, những vụ tịch thu và phát mại tài sản diễn ra khắp nơi, người dân Mỹ bị đẩy vào tình cảnh không có nhà ở. Thị trường chứng khoán cũng theo đó mà lâm vào tình trạng sụt giảm trầm trọng. Nền kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc “Đại suy thoái lần thứ 2”. Tuy nhiên, đây đã không còn là vấn đề của riêng nước Mỹ, mà cơn bão khủng hoảng này đã lan ra và trở thành cuộc khủng hoảng tín dụng trên toàn thế giới. Thị trường tài chính thế giới đã chứng kiến những thời khắc ảm đạm trên tất cả các thị trường lớn. Điều này đã thúc đẩy không chỉ Cục dự trữ liên bang Mỹ mà cả ngân hàng Trung ương của các nước cùng phối hợp để đưa ra những biện pháp thật sự hiệu quả, nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang lan rộng và
nguy cơ suy thoái trên toàn thế giới. Mặc dù thị trường tài chính tiền tệ Việt
Nam chưa chịu tác động lớn nào của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng tín dụng thế giới tiếp tục mạnh lên buộc ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp sẽ tác động vào mặt bằng lãi suất thế giới và khi đó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sát diễn biến này để có những động thái phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam luôn trong tình trạng bất ổn và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trên đà suy giảm và lạm phát trong nước tăng cao như hiện nay.
Related Posts '
18 SEP
Lợi ích của văn phòng trọn gói
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức văn phòng cho thuê trọn gói vì những...
18 SEP
Bí quyết kính doanh BĐS tuyệt đỉnh của Barbara Corcoran
Để trở thành một doanh nhân kiêm triệu phú và là một biểu tượng của giới kinh doanh thì cần...
18 SEP
Vai trò của Nhà nước đối với thị trường BĐS
Để khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường, không thể thiếu vai trò của Nhà nước và đó là...
18 SEP
Sự phân biệt không cần thiết về điều hành quản lý trong lĩnh vực BĐS
Còn tồn tại cơ chế bao cấp, còn có sự phân biệt không cần thiết giữa quốc doanh, ngoài quốc...
18 SEP
Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc theo ngành
Giai đoạn đầu, Hàn Quốc chú trọng nhiều tới lĩnh vực đầu tư công nghiệp nhẹ như may mặc, giày dép balô,...