Phân loại thị trường nhà ở

Qua quá trình nghiên cứu thị trường nhà ở có thể căn cứ vào quan hệ giao dịch, đối tượng giao dịch và cơ sở pháp lý thực hiện giao dịch về nhà ở để phân loại thị trường nhà ở theo tiêu thức này thị trường nhà ở gồm:

Thị trường nhà ở sơ cấp: Quan hệ tại thị trường này chỉ xảy ra với một bên là Nhà nước và một bên là các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân. Quan hệ giao dịch tại thị trường sơ cấp thông qua một số tổ chức xây dựng nhà ở phục vụ cho lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng… giao dịch cho các tổ chức để kinh doanh hoặc cho thuê, trực tiếp giao cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân thuê.

Thị trường nhà ở thứ cấp: Đây là giao dịch giữa những người chủ sở hữu nhà ở và thực hiện các quyền như chuyển nhượng, chuyển đổi cho thuê thế chấp và thừa kế hoặc dùng để góp vốn bằng giá trị của ngôi nhà.

Thị trường nhà ở chính thống: Đây là các giao dịch mua bán nhà có đăng ký quyền chuyển dịch và khi tham gia giao dịch được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước áp dụng đối với các giao dịch loại này. Giao dịch này thường diễn ra với một bên là các công ty kinh doanh nhà hoặc một bên là những người có thu nhập cao, các gia đình có gia đình định cư ở nước ngoài, Việt kiều hoặc người nước ngoài, cán bộ công chức có thu nhập khá ổn định, những người buôn bán thành đạt…

Tham gia vào thị trường này giúp Nhà nước quản lý được thị trường. quản lý được quy hoạch là các công ty xây dựng và kinh doanh nhà ở, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tư vấn kiến trúc – xây dựng, doanh nghiệp hoặc các tổ chức môi giới kinh doanh bất động sản và nhà ở…

Thị trường nhà ở phi chính thống: Đây là các giao dịch không chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng như: xây dựng, đô thị, địa chính, tài chính và chính quyền các cấp…

 

Post Author: admin