Quy trình thi công sơn chống nóng hiệu quả nhất hiện nay

Sơn chống nóng là loại sơn được sử dụng trong thi công tác dụng làm hạn chế sự hấp thụ nhiệt độ bức xạ mặt trời lên tường nhà, mái tôn,… Bạn đang thi công một công trình? Bạn sợ công trình đấy sẽ chịu tác dụng lớn từ việc hấp thụ nhiệt ban ngày trở nên nóng bức, khó chịu cho người sinh hoạt bên trong? Bạn muốn công trình của mình thật bền lâu, thoáng mát? Bạn cần hành động từ ngay khâu quy hoạch, thiết kế ý tưởng… Nắm vững quy trình thi công sơn chống nóng, đảm bảo các tiêu chuẩn chống nóng hiệu quả cũng là một điều vô cùng quan trọng cần lưu ý. Cùng KOVA tìm hiểu các bước của quy trình này có khó thực hiện không nhé!

Công nhân thi công sơn chống nóng

Công nhân thi công sơn chống nóng

Các loại sơn được chọn thi công sơn chống nóng phổ biến tại Việt Nam

Sơn chống nóng ngăn nhiệt hấp thụ vào mái tôn

Sơn chống nóng ngăn nhiệt hấp thụ vào mái tôn

Sơn cách nhiệt chống nắng KOVA

Sơn chống nóng KOVA là loại sơn hệ nước tác dụng cách nhiệt gồm một thành phần, thường được thi công từ 2 đến 3 lớp trên bề mặt. KOVA CN-05 được chế tạo từ hợp chất tạo màng có khả năng làm giảm sự dẫn truyền nhiệt từ mặt trời và phản xạ ánh sáng từ tia bức xạ.

>> Tìm hiểu thêm: Mẹo thi công sơn chống nóng tường nhà đơn giản và tiết kiệm 

Ưu điểm của sơn cách nhiệt Kova

Sơn chống nóng Kova CN-05

Sơn chống nóng Kova CN-05

  • Là sơn hệ nước nên KOVA có thể đồng nhất với bề mặt vật liệu tạo ra lớp bám vững chắc.
  • Đây là loại sơn có khả năng giảm nhiệt độ, cách nhiệt, chống lại các phản xạ của bức nhiệt từ mặt trời ở bề mặt vật liệu hiệu quả. Trung bình loại sơn này có thể làm giảm nhiệt độ từ 12 đến 20 độ C trong điều kiện nhiệt độ là tại bề mặt là 60 độ C. Và giảm được từ 5 đến 8 độ C trong điều kiện nhiệt độ bề mặt là 45 độ C.
  • Dựa trên quy luật phản xạ ánh sáng tự nhiên và cách nhiệt thực hiện nguyên lý chống nóng hiệu quả.
  • Khả năng chống rêu mốc và tăng độ bền cho mái được cải tiến.
  • Có khả năng làm giảm tiếng ồn cho mái vào những ngày trời mưa to.
  • Góp phần tiết kiệm chi phí bảo trì cho các thành phần của công trình.
  • Thành phần sơn an toàn với con người tác dụng ngăn ngừa cháy, nổ, không phải là hoá chất độc hại nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Độ bền sơn cao: Sơn KOVA có tác dụng lên tới 3 đến 4 năm không cần phải sơn bảo trì mới.

Nhược điểm của sơn chống nóng Kova

Với trường hợp mái tôn, trước khi thi công cần phải đảm bảo mái tôn thật khô và phải sơn lót trước một lớp sơn chống gỉ để tăng khả năng bám dính cùng đó là tác dụng hạn chế quá trình gỉ sét của mái sau khi sơn. 

Sơn dễ bị đặc trong điều kiện thời tiết hanh khô và cần phải pha thêm 5% nước sạch trước khi sử dụng.

Sơn chống nhiệt Intex

Sơn chống nhiệt Intex

Sơn chống nóng Intek

Giống với KOVA, sơn chống nóng cách nhiệt Intex cũng là loại sơn nước một thành phần bao gồm: chất kết dính, chất tạo màng cách nhiệt, phụ gia và nước. Tuy nhiên, nó cũng có điểm khác với KOVA là nó có độ dày từ 0.25 đến 0.35mm. Đây là sản phẩm chuyên dùng để chống nóng cho nhà xưởng, nhà ở dân dụng.

Lưu ý khi sử dụng sơn Intek

Bề mặt thi công phải đảm bảo sạch sẽ, không bị bám bụi bẩn, không bị bong tróc hoặc bị nứt. Trường hợp nếu bị bong tróc, nứt cần phải sửa chữa và trám trước khi thi công

Cần phải sơn một lớp sơn lót đa năng Intex trước khi sơn chống nóng trong trường hợp sử dụng sơn chống nóng Intek trên bề mặt tôn cũ đã rỉ sét.

Sơn cách nhiệt chống nóng InsuMax

Sơn chống nóng InsuMax

Sơn chống nóng InsuMax

Sơn chống nóng InsuMax là loại sơn được làm từ công nghệ bao gồm các nguyên liệu có hệ số cách nhiệt, phản quang cao và sử dụng các công nghệ tiên tiến của Mỹ. Nó được dùng phổ biến cho các công trình nhà ở dân dụng, trường học, bệnh viện, kho chứa, khách sạn, hoặc các nơi đặc biệt như chuồng trại trong công nghiệp hay các loại xe tải, xe khách vận chuyển thức ăn, vật liệu con người cũng rất hay dùng loại sơn này để giảm tác dụng bức xạ từ mặt trời.

Lưu ý khi sử dụng InsuMax

Người thi công cần phải đảm bảo bề mặt sạch, không bị bong, nứt trước khi sơn

Cạo tẩy vật liệu bong tróc và rửa sạch bề mặt vật liệu nếu cần thiết trước khi sơn

Quy trình thi công sơn chống nóng

Quy trình thi công sơn dưới đây được áp dụng cho tất cả các loại vật liêu bao gồm tôn, ngói, tường xi măng, bê tông, bồn chứa… và các bề mặt cần giảm nhiệt chống nóng.

Công nhân cần đảm bảo ngay từ công tác chuẩn bị, bao gồm các việc khảo sát địa hình và đảm bảo rằng: Kiểm tra nhiệt độ bề mặt thi công bằng máy đo vào thời điểm nắng nhất, sau đó lập biện pháp thi công và lên kế hoạch vật tư, các điều kiện khác.

Thi công mái ngói

Thi công mái ngói

Quy trình thi công sơn tác dụng chống nóng

Công tác thi công diễn ra theo trình tự 8 bước như 

Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công chống nóng

Nhân viên thi công phải kiểm tra kỹ bề mặt đối tượng thi công, xử lý và tránh trường hợp thấm, dột, rỉ sét,…

Bước 2: Vệ sinh bề mặt 

Nếu bề mặt không sạch, phải dùng nước sạch để vệ sinh bằng cách sử dụng rulo, máy phun xịt nước làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt.

Bước 3: Thi công sơn lót trước khi thi công sơn lên bề mặt

Có 2 trường hợp cần lưu ý:

Đối với mái tôn: có thể dùng máy phun 1 lớp sơn lót chống rỉ chuyên dụng gốc nước trước khi bắt đầu sơn phủ lớp sơn chống nóng.

Đối với tường bê tông: dùng máy phun sơn hoặc rulo sơn 1 lớp sơn lót gốc nước giúp tăng độ kết dính trước khi bắt đầu sơn phủ lớp sơn chống nóng.

Bước 4: Phủ lớp 01 sơn chống nóng 

Sau khi lớp sơn lót khô, tiến hành sơn phủ lớp sơn chống nóng đầu tiên lên bề mặt thi công. Trong quá trình đó, cần lưu ý các đặc điểm sau:

Dùng máy phun sơn hoặc rulo sơn 01 lớp phủ đều màu, vừa đủ độ dày.

Pha sơn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Thi công vào thời điểm trời mát, không mưa.

Bước 5: Chỉnh sửa lớp sơn đầu nếu cần thiết

Sau khi sơn khô, kiểm tra độ dày của bề mặt sơn ở lớp 01: Xử lý bóng nước, dặm vá khu vực chưa đều màu.

Bước 6: Phủ lớp 02 sơn chống nóng

Trong khoảng từ 1-2 giờ sau khi sơn lớp đầu, nó đã đạt độ khô nhất định. Công nhân tiếp tục sơn phủ lớp 02 đạt độ dày theo yêu cầu và cần chú ý độ đều màu.

Bước 7: Nghiệm thu

Sơn thêm lớp 03 nếu cần thiết và thực hiện lại bước 5, 6.

Hoàn thành các bước sơn và chỉnh sửa các vị trí chưa đạt yêu cầu. Cần kiểm tra lại nhiệt độ bề mặt bằng máy (vào thời điểm nắng nhất trong ngày từ 11h -14h trưa)

Bước 8: Bảo hành lớp sơn

Bảo hành các lỗi kỹ thuật.

Bảo hành bong tróc sơn.

>> Xem thêm quy trình thi công sơn tại đây!

Post Author: admin