Sự phân biệt không cần thiết về điều hành quản lý trong lĩnh vực BĐS

  Còn tồn tại cơ chế bao cấp, còn có sự phân biệt không cần thiết giữa quốc doanh, ngoài quốc doanh, giữa trong nước và ngoài nước trong cơ chế chính sách, trong quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước về lĩnh vực BĐS và thị trường BĐS. Tồn tại này tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng, sách nhiễu của phần tử thoái hoá, biến chất trong các cơ quan quản lý Nhà nước về nhà, đất gây những bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh và thu nhập trong xã hội, làm méo mó các quan hệ giao dịch trong thị trường BĐS. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do chưa tách được quyền cho thuê đất thô (của Nhà nước) với quyền cho thuê hạ tầng ( của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng hạ tầng), dẫn đến những ưu đãi về giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất của Nhà nước phải thông qua doanh nghiệp phát triển hạ tầng và nhiều khi các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh lại không được hưởng. Việc góp vốn liên doanh bằng gía trị quyền sử dụng đất là một giải pháp tốt trong thời kỳ đầu (1987 – 1993), khi ta thiếu vốn, giá cho thuê đất cao, đến nay không còn ý nghĩa đáng kể.   Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài không được quyền thuê đất trực tiếp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Luật đất đai quy định rõ cho các tổ chức trong nước thuê đất có nhiều quyền hơn so với tổ chức nước ngoài thuê đất. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển nhượng, cổ phần hoá cũng gặp phải khó khăn do tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất không rõ ràng. Việc xử lý quyền sử dụng đất góp vốn khi doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn được quy định khác nhau trong Luật đầu tư nước ngoài và Luật đất đai. Nghị định 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp và góp vốn bằng gía trị quyền sử dụng đất, khi giải thể doanh nghiệp, quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thoả thuận của các bên.   Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP (Điều 43), khi giải thể doanh nghiệp hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn, giá trị quyền sử dụng đất trong thời gian còn lại thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng được trong trường hợp doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng thuê đất của Nhà nước trả tiền hàng năm. Ngoài ra, theo quy định của Luật đất đai (Điều 23), đối với trường hợp được bên Việt Nam là tổ chức được Nhà nước giao đất, Nhà nước sẽ thu hồi lại đất khi doanh nghiệp giải thể.

Singapore xây dựng KCN thứ 5 tại Việt Nam

Hàng loạt Khu công nghiệp tại Việt Nam (ベトナム 工場)đã đi vào hoạt động, tuy nhiên việc phân bố các KCN vẫn có sự chưa đồng đều, hầu hết các KCN tập trung ở các tỉnh thành lớn giải quyết được tình trạng việc làm cho người lao động tại đây. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ dẫn đến sự chênh lệch kinh tế ngày càng cao tại các tỉnh. Chính vì thế, các nhà đầu tư đến từ Singapore quyết định chọn Quảng Ngãi làm điểm dừng chân tại Việt Nam để xây dựng KCN. Sau khi hoàn thành giai đoạn I vào năm 2015, Khu công nghiệp – đô thị & dịch vụ VSIP tại Quảng Ngãi sẽ giải quyết việc làm cho hơn 50.000 lao động. khu công nghiệp VSIP sẽ có quy mô hơn 1.222 ha, trong đó giai đoạn I sẽ triển khai trên diện tích 458 ha với vốn đầu tư 125,3 triệu USD. Dự án sẽ được Công ty liên doanh TNHH Việt Nam – Singapore chính thức khởi công vào ngày 13/9 tới. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – Phạm Như Sô, khu công nghiệp VSIP sẽ có quy mô hơn 1.222 ha, trong đó giai đoạn I sẽ triển khai trên diện tích 458 ha với vốn đầu tư 125,3 triệu USD.
.  

Post Author: admin