Giai đoạn 2001 – 2003: Thị trường bất động sản bùng nổ tại Việt Nam

    Sau một thời gian dài bình lặng, từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động, sau đó tăng nhanh liên tục và đạt đỉnh cao vào‎quý 2 năm 2001, đặc biệt tập trung tại những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, năm 2002, giá đất tăng cao ở những khu vực triển khai dự án như xung quanh dự án sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Năm 2000, giá đất ở đây mới chỉ khoảng 1 triệu đồng/m2, tuy nhiên chỉ 2 năm sau đã tăng lên 5 triệu, 10 triệu, thậm chí là 15 triệu đồng ở những khu vực ô tô có thể đi vào được. Theo trung tâm giao dịch địa ốc – ngân hàng Á Châu, giá đất thổ cư ven đô thuộc các quận huyện như: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh cũng liên tục biến động. Tại Gia Lâm, đất dọc tuyến đê thuộc địa phận xã Ngọc Thu‎một năm trước khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/m2, nay tăng lên 10 triệu đồng/m2. Hơn nữa, mục đích chuyển đổi 2000 ha đất nông nghiệp thành đất xây dựng, đô thị và nhà ở càng đẩy giá đất xung quanh các khu đô thị nằm trong dự án tăng vọt. Tuy giá đất bị đẩy lên cao nhưng lượng người tìm đến các trung tâm giao dịch địa ốc tìm kiếm thông tin chưa có chiều hướng giảm. Nhà đất ở khu vực quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân¼ giá tăng do mức tăng chung của thị trường nhà đất.     Thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cũng không kém phần sôi động. Theo thống kê của hệ thống siêu thị địa ốc ACB, đầu năm 2002, lượng người đổ đến các Trung tâm địa ốc để mua và bán nhà đất tăng lên gấp đôi so với tháng 7 và tháng 8 năm 2001, thời điểm mua bán nhộn nhịp nhất. Tuy nhiên, nhịp độ mua bán diễn ra sôi động nhất tập trung chủ yếu tại các khu vực đang triển khai các dự án lớn. Khi có thông tin về việc khởi động dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, giá đất nông nghiệp đã tăng lên 200000 – 250000 đồng/m2., trong khi theo khung giá, nếu có dự án được triển khai, mức đền bù đối với đất nông nghiệp chỉ khoảng 80000 đồng/m2, cộng thêm các khoản hỗ trợ khác thì tổng cộng khoảng 120000 – 150000 đồng/m2 [25] .   Nguyên nhân gây ra những cơn sốt nhà đất trong thời gian qua là do quỹ đất có hạn, người dân tuy không có nhu cầu sử dụng đất nhưng vẫn tìm mọi cách huy động vốn mua đất để chờ thời cơ bán với giá cao. Nhiều chuyên gia nhận định, cơn sốt trên thị trường nhà đất giai đoạn này chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu ảo. Chính người mua đã tạo cho thị trường nhà đất vốn đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Thêm vào đó là những điều chỉnh mới trong cách đền bù, giải phóng mặt bằng và cho người Việt sống ở nước ngoài mua đất ở Việt Nam.

Post Author: admin