Kinh nghiệm mua bán nhà chính chủ

Như bạn đã biết, mua nhà không chính chủ có thể đem đến nhiều rắc rối về mặt pháp lý như không được chuyển nhượng sổ đỏ, dễ xảy ra tranh chấp hoặc không được bồi thường khi nhà nước tháo dỡ, giải phóng mặt bằng. Vậy làm thế nào để tìm được địa chỉ bán nhà chính chủ và mua được ngôi nhà ưng ý? Bài viết sau sẽ chỉ cho bạn một số kinh nghiệm hay.

Chắt lọc thông tin

Để đỡ phải mất công chạy đi chạy lại xem nhà, bạn nên chắt lọc thông tin từ các nguồn rao bán nhà chính chủ trên mạng. Ví dụ, nếu bạn ghé vào website Prozy.vn và tìm được căn hộ rao bán với nội dung như sau:

    • Bán nhà chính chủ Phú Nhuận, hẻm xe ba gác, dọn vào ở ngay.
    • Diện tích 94.5m2, ngang 5.4m x dài 5.52m, gồm 1 tầng trệt, 1 gác lửng, 2 lầu và sân thượng.
    • Vị trí trung tâm Phú Nhuận, gần ngã tư, đầy đủ tiện ích trong bán kính 1km
  • Sổ hồng trao tay, dọn vào ở ngay, giao dịch an toàn.

Căn nhà chính chủ đang được rao bán trên Prozy.vn

Đa số các tin rao mua bán nhà đất kiểu này đều là của môi giới bất động sản. Chỉ cần tìm được một môi giới có “tâm” thì bạn sẽ bớt được thời gian tìm kiếm căn nhà mơ ước. Một môi giới tốt bao gồm những yếu tố sau: Kiến thức phong phú, am hiểu thị trường; Nhiều mối quan hệ, biết nhiều sản phẩm; Nhanh chóng nắm được nhu cầu của khách hàng và gợi ý các sản phẩm thích hợp; Có khả năng đàm phán với bên bán để thỏa thuận điều kiện có lợi cho bạn; Thu phí từ bên bán;… Chỉ cần tìm được một môi giới như trên, bạn không phải lo không tìm được ngôi nhà tốt.

Đối chiếu thông tin với hàng xóm và cơ quan hành chính

Hãy cố gắng bỏ ra chút thời gian và công sức để tìm hiểu về ngôi nhà bạn định mua thông qua hàng xóm xung quanh và chính quyền địa phương. Kinh nghiệm cho thấy, đây là những thông tin mà không nhà môi giới nào có được. Khi làm quen với những người hàng xóm gần đó, bạn sẽ biết được động cơ bán nhà và điều kiện của người bán.

Bên cạnh đó, đừng ngại bỏ ra chút chi phí để thu thập thông tin từ các cơ quan hành chính. Họ sẽ cho bạn biết ngôi nhà bạn định mua có nằm trong diện quy hoạch hay không. Bạn cũng nên tìm hiểu xem ngôi nhà đó có thuộc quyền thừa kế của nhiều người không. Bởi vì nếu là tài sản thừa kế của nhiều người, bạn chỉ có thể mua căn nhà đó với sự đồng ý của tất cả những người có quyền thừa kế. Nếu không bạn sẽ dễ gặp tranh chấp sau này và hoàn toàn không có lợi cho bạn về mặt pháp lý.

Ngoài ra, bạn cũng nên thu thập thông tin về các căn nhà đang được bán trong khu vực đó. Nếu người bán đưa ra mức giá cao hoặc ngang ngửa với mặt bằng chung thì bạn có thể thương lượng thêm với mức giá thấp hơn khoảng 20 đến 30%.

Kiểm tra tính pháp lý của sổ đỏ

Kiểm tra tính pháp lý của sổ đỏ để tránh những tranh chấp sau này

Trước khi đặt cọc mua nhà, bạn nên xem xét thật kỹ vấn đề sổ đỏ và thương lượng với chủ nhà những vấn đề sau nếu có:

Người bán có phải là người đứng tên trên sổ đỏ hay không. Nếu như không phải, hãy yêu cầu được gặp chính chủ của ngôi nhà để thương lượng việc sang tên sau này.

Nếu căn nhà mà bạn mua là nhà tầng nhưng trong sổ đỏ chỉ để cập đến việc sử dụng đất thì đây rất có khả năng là nhà xây trái phép. Vì thế, nếu sau này nhà nước quyết định thu hồi thì bạn sẽ không nhận được bồi thường cho phần nhà. Vậy nên bạn có thể lập luận để đòi chủ nhà giảm giá.

Hãy để ý kỹ đến diện tích đất. Nếu con số trong sổ đỏ khác với con số thực tế thì bạn nên tranh luận với chủ nhà để chỉ phải trả tiền cho diện tích mà bạn sở hữu trên giấy tờ một cách hợp pháp.

Thông thường, với những ngôi nhà cấp 4 có diện tích nhỏ hơn 30m2 thì việc xin giấy phép xây dựng sẽ tốn 1 số tiền không nhỏ. Vì thế hãy yêu cầu người bán thực hiện việc này để tránh tổn thất về sau.

Trong tình trạng thị trường như hiện nay, việc mua bán nhà chính chủ không phải là chuyện đơn giản. Vì thế, hãy tìm hiểu và thu thập thông tin nhiều nhất có thể, bạn sẽ có nhiều lợi thế nhưng khi thương lượng với người bán, vừa tránh được các rủi ro và tranh chấp không đáng có sau này. Chúc bạn sớm tìm được ngôi nhà như ý!

Post Author: admin