Nhiệm vụ của Bộ, ngành khác và Uỷ ban Nhân dân cấp

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chương trình, dự án ODA theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chương trình, dự án ODA trong thời gian quy định.

b) Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ: – Phối kết hợp với Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch hu hút và sử dụng ODA. Xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố. – Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo vùng, lãnh thổ đối với tất cả các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố, kể cả các chương trình, dự án do Bộ, ngành hoặc các tỉnh, thành phố khác chủ trì thực hiện.

1.4.9 Cơ quan chủ quản có nhiệm vụ:

a) Chỉ định một tổ chức trực thuộc để làm tham mưu cho lãnh đạo và làm cơ quan đầu mối quản lý tổng hợp các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực ngành, địa phương mình. Xác định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đầu mối và thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước về ODA.

b) Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xác định, chuẩn bị, quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA

c) Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA và vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án ODA đã ký kết thuộc thẩm quyền phê duyệt.

d) Xây dựng, kiện toàn hệ thống theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA trong ngành, địa phương mình. Kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn của chương trình, dự án ODA theo thẩm quyền, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định.

Đánh giá chung về quá trình phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời gian qua.

Trong 10 năm qua, với 3 lần điều chỉnh các văn bản pháp quy liên quan quản lý và sử dụng ODA, sự phân cấp quản lý và sử dụng ODA cũng có thay đổi dần từng bước. Mỗi lần điều chỉnh đều có sự phân cấp nhiều hơn quyền hạn cho các cơ quan chủ quản, chủ dự án trong sử dụng và quản lý ODA, tăng dần sự chủ động trong xét duyệt các dự án ODA cũng như xử lý một số vấn đề kỹ thuật có liên quan. Dưới đây là ví dụ so sánh các nghị định (trước và sau) về quản lý và sử dụng ODA để minh hoạ vấn đề này.

Post Author: admin